Khám phá vẻ kỳ bí, hoang sơ Tả Pìn Lào Cai.
KHÁM PHÁ VẺ ĐẸP KỲ BÍ, HOANG SƠ TẢ PÌN LÀO CAI.
Tả Pìn là một xã nằm ở huyện Sa Pa, Lào Cai. Nơi đây thu hút du khách bởi vẻ hoang sơ, mộc mạc và kỳ bí.
Đến Tả Phìn, bạn có thể ghé thăm hang động Tả Phìn ngay gần đó. Trong hang có nhiều nhũ đá tạo nên những hình thù kỳ thú như hình tiên múa, đoàn tiên ngồi, cánh đồng xa, rừng cây lấp lánh.
Tới đây, bạn có thể thưởng thức những món ăn truyền thống của các dân tộc thiểu số nơi đây.
Xôi ngũ sắc của người Tày #Sapa: Xôi ngũ sắc của người Tày gồm các màu: đỏ tươi, đỏ thẫm, vàng, nâu, tím. Người Tày quan niệm xôi màu tượng trưng cho ngũ hành: kim, mộc, thủy, thổ, hỏa. Nếu xôi nhà ai pha chế màu chuẩn, đẹp thì được xem là người khéo tay, làm ăn phát đạt. Nguyên liệu làm xôi ngũ sắc gồm: gạo nếp thơm dẻo, hạt đều không lẫn tẻ, trộn với các loại lá cây rừng (co khảu, khảu đen) để nhuộm màu, tùy thuộc vào mỗi loại lá và cách pha chế để tạo ra 5 màu khác nhau, tạo ra sản phẩm xôi thơm ngon, hấp dẫn. Trước khi nhuộm màu xôi, gạo nếp vo sạch đem ngâm trong nước lã từ 6 - 8 giờ để hạt gạo có độ nở vừa phải. Chia gạo ra thành 5 phần, mỗi phần tương ứng với một màu: nếu xôi màu đỏ, dùng lá (co khảu) luộc kỹ, chắt lấy nước để nguội, rồi cho gạo vào trộn đều, để khoảng một giờ. Khi hạt gạo đã chuyển sang màu đỏ, lúc đó mang đồ xôi, khi xôi chín có màu đỏ tươi rất hấp dẫn. Tương tự, xôi đỏ nhạt, xôi vàng cũng làm từ lá (co khảu), nhưng cách pha chế và thời gian ủ có khác đôi chút. Riêng màu xôi tím và nâu làm từ cây (khảu đen), trước khi gã nhỏ lá được hơ qua lửa cho héo, đem trộn với tro quả núc nác, lọc lấy nước trộn cùng gạo nếp, khi đồ xôi chín có màu tím, xôi kỹ hơn chuyển sang màu nâu... Qua kinh nghiệm pha chế từ dân gian cho ra xôi ngũ sắc, ngoài hương vị thơm ngon, béo ngậy, hấp dẫn bởi màu sắc, chất của loại lá cây rừng, còn có tác dụng chữa bệnh đường ruột và bồi bổ sức khỏe rất tốt.
Khâu Nhục: món ăn đặc trưng của dân tộc Tày
Khâu Nhục là món ăn đặc trưng của đồng bào các dân tộc Tày - Nùng ở Bắc Kạn. Đây là một món ăn cầu kỳ và chỉ được chế biến khi có tiệc tùng, cưới hỏi hoặc lễ tết. Khâu Nhục hay còn gọi là nằm khau, cái tên bắt nguồn từ cách thức sắp xếp món ăn trên đĩa giống như một mỏm đồi nhỏ đang vươn lên. Trong tiếng Nùng, “khau” có nghĩa là đồi. Đây là món ăn hấp dẫn với vị thơm ngon, béo bùi của thịt ba chỉ và khoai môn. Để chế biến món ăn đặc sản này cũng cần nhiều công phu. Thịt ba chỉ ngon, luộc sơ qua, dùng tăm tre chọc bì thật kĩ, tẩm ướp gia vị rồi đem quay, vưa quay vừa quết mật ong cho vàng bì. Khoai môn phải là loại khoai được trồng tại Bắc Kạn, xắt và rán vàng. Nhân được làm bằng thịt mỡ, nấm hương, mộc nhĩ, trứng, đỗ xanh… đã xào chín. Gia vị của món khâu nhục cũng rất cầu kỳ. Lá tàu soi - một loại rau muối mặn dùng để làm thức ăn mặn của người Hoa và người Tày, Nùng Bắc Kạn, đem rửa kỹ cho hết sạn và độ mặn. Băm nhỏ lá tàu soi làm nhân, sau đó dùng gia vị gồm tương tàu choong, xì dầu, húng lìu, tỏi giã nhỏ đem trộn đều vào lá tàu soi. Xếp lá tàu soi xuống dưới, khoai môn đã rán vàng xen kẽ với những miếng thịt thái dày chừng 1,5cm, bên trên bát thịt được phủ một lớp nhân, hấp cách thủy 5 giờ để cho thịt chín mềm nhừ. Khi ăn, lật úp bát khâu nhục ra bát sâu lòng hoặc đĩa, để phần da vàng của miếng thịt được bày lên trên, ôm trọn nhân vào lòng, trông rất đẹp mắt. Món khâu nhục có thể ăn với xôi, bánh gật gù (một loại bán tráng tươi của đồng bào dân tộc) hay cơm đều rất ngon. Vị béo của thịt, miếng khoai bở tơi và nước sốt sóng sánh hòa quện với nhau khiến cho người thưởng thức không thể quên hương vị hấp dẫn của món ăn này.
Bún vịt của người Tày Hà Giang:
Làm bún ăn cùng với nước luộc béo ngậy của những chú vịt nuôi thả ở suối, đó là món đặc sản của người Tày ở Hà Giang vào dịp rằm tháng 7, một trong hai ngày lễ lớn nhất trong năm của tộc người này. Rằm tháng 7 hay dân tộc Tày còn gọi là “Chỉn chất”, đây là ngày mà con cháu đi làm xa về đoàn tụ gia đình, thăm họ hàng. Để có ngày rằm ấm cúng, mỗi gia đình đều phải chuẩn bị từ những tháng trước, như nuôi vịt, phơi lá, phơi chuối khô để làm bánh chuối, măng, núc nác nộm...mà đáng nhớ nhất là món bún vịt. Trước tiên phải giã bột, ép bún sau đó dùng gạo tẻ hạt đều, không dẻo quá, đi xát thành bột khô, nhào nặn với một lượng nước vừa đủ, nặn thành những viên bột to khoảng bát tô, sau đó cho vào nước sôi, luộc khoảng 15 phút, với một nửa bột chín và bột sống. Đem những viên bột đó đi giã nhuyễn, sao cho bột sống và chín quyện với nhau. Đây là khâu mất nhiều công sức nhất, sau đó xem qua độ nhuyễn của bột. Khuôn làm bún tự chế sẽ rất đơn giản. Nặn bột thành viên, thả vào khuôn. Những sợi bún tròn, mịn sẽ hình thành qua khuôn này, thả xuống nồi nước sôi, luộc khoảng 5 phút sẽ chín. Một tô bún vịt ngon là sự hòa quyện của nước chan béo ngậy, những sợi bún dài, mềm,mịn. Món này ăn kèm với thịt vịt, các loại rau thơm như lá hẹ, rau mùi.
Mèn mén – Món ăn độc đáo của đồng bào vùng cao
Đến với Lào Cai, nhắc tới những đặc sản truyền thống của đồng bào dân tộc Mông, người ta nghĩ ngay đến món ăn mèn mén hay còn gọi là bột ngô hấp. Trước đây, khi cuộc sống còn nhiều khó khăn, mèn mèn là món chính trong bữa ăn hàng ngày của đồng bào Mông. Ngày nay, khi cuộc sống đã đủ đầy, mèn mén không còn là món chính trong bữa ăn hàng ngày, nhưng mỗi dịp lễ, tết, hội, hay các chợ phiên vùng cao… thì vẫn không thể thiếu món ăn truyền thống là mèn mén.
Theo kinh nghiệm của người dân địa phương, mèn mén làm từ giống ngô tẻ địa phương là ngon nhất, để làm được món mèn mén đòi hỏi sự công phu và tốn nhiều thời gian. Bắp ngô được đưa ra bóc vỏ, tẽ hạt rồi dùng cối đá xay nhỏ. Khi có bột ngô vừa ý, rắc một lượng nước nhất định rồi đảo đều để bột ngô tơi ra, sau đó đổ vào chõ gỗ đậy kín, đặt lên chảo nước rồi đun. Đồ mèn mén phải đủ hai lần, lần thứ nhất để bột ngô vừa chín, các bà, các chị đổ ra đánh tơi; sau đó đồ lần thứ hai. Khi nước sôi, giữ lửa vừa đủ để mèn mén chín đều là được. Mèn mén đồ chín có vị thơm lan toả, rất đậm đà. Ăn mèn mén thường chan cùng với canh óc đậu nấu rau cải nương và gừng hoặc trộn với canh gà. Một trong những gia vị không thể thiếu và làm tăng tính hấp dẫn của món ăn là có thêm tương ớt, đậu xị, rau thơm. Ăn mèn mén phải chậm rãi, nhai kỹ mới cảm nhận được hết hương vị.
Giờ đây, ai muốn thưởng thức món mèn mén phải báo trước, hay đến với các chợ phiên vùng cao ở Si Ma Cai, Bắc Hà, Mường Khương mới có, nhưng tiếc rằng, có nơi mèn mén lại được nấu bằng nồi nhôm chứ không phải chõ gỗ.
Rượu nếp cẩm: Đặc sản của người Mường Thanh Hóa
Đến các bản (làng) của người Mường - Thanh Hóa, du khách sẽ được dự những buổi sinh hoạt văn hóa rượu cần. Ngoài ra du khách còn được thưởng thức một thức uống độc đáo khác nữa của người Mường, đó là Rượu nếp cẩm (thứ rượu ủ, không chưng cất). Cứ đến tháng 10 (âm lịch) lúa nếp cẩm được bà con gặt từ trên nương (ruộng) đem về đập phơi khô cất gác nơi khô ráo. Để chuẩn bị mẻ rượu dùng vào dịp Tết, hội xuân, dịp vui, người ta dùng cối xay tre (hoặc máy bóc vỏ liên hoàn) xát bật vỏ trấu không để xây sát hạt gạo, sàng sảy sạch sẽ đem ngâm nước (chừng 10 - 12 giờ).
Người xưa ủ rượu cẩm rất công phu, quan trọng hàng đầu là việc chọn men. Muốn làm men rượu phải có bí quyết gia truyền. Đặc biệt những người biết làm men rượu thường phải vào tận rừng sâu, kiếm sa nhãn và thiên niên kiện là 2 vị chính dùng để làm men, tất nhiên còn phải kèm theo một số vị khác nữa, từ rễ, từ củ, từ lá của mấy loại cây nhất định, để đảm bảo cho rượu nếp cẩm có hương vị riêng.
Gạo nếp cẩm sau khi được đồ chín, vãi ra nong tre hoặc sàng quạt nguội, cho men lá cây vào trộn đều ủ đúng 3 ngày. Gạo lên men thành cơm rượu thơm ngọt, cho vào chum sành có thể đổ thêm một (vài) lít rượu nếp thường sẵn có, bịt kín chum bằng lá chuối khô, hoặc cũng có thể bằng nhiều lượt vải ni lông. Chum rượu được hạ thổ tại chỗ giọt gianh của nhà sàn, để thường xuyên được thấm giọt mưa, giọt sương từ trên trời rơi xuống. Khi hạ thổ chum rượu người Mường thường lầm rầm cầu khấn với nội dung xin thổ thần thổ địa, cai quản giúp cho bình rượu thơm ngon tinh khiết đem lại sức khỏe cho người ốm yếu, sự trẻ trung cho người già cả, lòng chung thủy cho đôi trẻ.
Sau 3 tháng 10 ngày, bình rượu thu hút đủ độ âm - dương là rượu có thể đem dùng. Người ta đào rượu lên, dùng khăn sạch tách lọc phần nước và bã. Rượu nếp cẩm vừa sánh vừa tím óng lên như mật, được hứng vào sừng trâu, hoặc vào ấm sành, tùy theo độ tuổi và thể trạng mà nhâm nhi, thấy đó quả là một liều thuốc tăng lực và phấn chấn tinh thần. Phụ nữ mới sinh có thể dùng lòng đổ trứng gà đánh tan nhuyễn với mật ong hòa với rượu nếp cẩm để phục hồi sức khỏe.
Thứ rượu độc đáo này phù hợp với mọi lứa tuổi và giới tính. Chỉ một lần nếm thử chắc chắn du khách sẽ thật khó quên.
Cách làm thắng cố
Thắng cố được chế biến từ thịt lợn, thịt chó, thịt ngựa hay thịt dê. Thịt được làm sạch, cắt thành miếng 1-1,5kg, cho tất cả vào một chiếc chảo to, nêm thêm chút gia vị rồi ninh lên thành món tổng hợp gồm cả thịt, xương, tiết, lòng. Thắng cố mà uống với chút rượu Bản Phố thì còn gì tuyệt hơn nữa. Lợn cắp nách cũng là món ăn không kém phần thú vị. Lợn đàn được đồng bào nuôi thả rông, chúng tự tìm thức ăn cho mình nên mặc dù 6-7 tháng tuổi mà chỉ nặng 8-10kg. Người dân thường lấy dây thừng buộc chân chúng rồi cắp nách ôm xuống chợ bán nên gọi là lợn cắp nách. Thịt lợn này rất ngon: thịt chắc, hàm lượng nạc cao lại rất thơm. Ðặc biệt nhất của món này phải kể đến món nước chấm. Nước chấm thịt lợn cắp nách được chế từ mẻ lọc kỹ chưng với dổi, ớt... tạo thành món nước sệt vừa bùi lại vừa thơm.
Ảnh:Mapio.
- Khám phá vẻ kỳ bí, hoang sơ Tả Pìn Lào Cai.
- ve khuyen mai
- Khi đi máy bay cần những loại giấy tờ tùy thân nào?
- Hệ thống Vé Bay Siêu Rẻ
- Vietjet mở hai đường bay mới
- Huế
- Tôi muốn mua thêm hành lý ký gửi thì sao?
- Từ trung tâp Tp. Hồ Chí Minh đến Sân bay Tân Sơn Nhất và chiều ngược lại có thể đi những tuyến xe bus nào?
- “HÈ BAY FREE - ĐI THỎA THÍCH!” (25/4/2017 - 15/6/2017)
- ĐÓN THU CÙNG VIETNAM AIRLINE
- Hướng dẫn thanh toán
- Vietjet nay đã có đường bay Hà Nội – Đồng Hới (Quảng Bình)
- VÉ MAY BAY ĐI HÀ NỘI
- Vé máy bay đi Sài Gòn
- Vé máy bay đi Anh
- Vé máy bay đi Úc